CÔNG TY CỔ PHẦN XÂY DỰNG VÀ MÔI TRƯỜNG VIỆT NAM
XỬ LÝ NƯỚC THẢI CHĂN NUÔI LỢN VÀ ĐỘNG VẬT

Tính chất của nước thải chăn nuôi

Nước thải chăn nuôi gồm: nước tắm vật nuôi, nước rửa chuồng trại dụng cụ vệ sinh , nước thải từ các silo ủ thức ăn gia súc…

Đặc điểm của nước thải chăn nuôi gồm

Các chất hữu cơ: hợp chất hữu cơ chiếm 70-80% bao gồm cellulose, protit, acid amin, chất béo, hidrat carbon và các dẫn xuất của chúng, thức ăn thừa.

Các chất vô cơ : Chiếm 20-30% gồm cát, đất, muối, ure, ammonium, muối chlorua, SO42- ,…

Sinh vật gây bệnh: Nước thải chăn nuôi chứa nhiều loại vi trùng, virus trứng ấu trùng giun sán gây bệnh.

Đặc trưng của chất thải chăn nuôi lợn được thể hiện

Bảng Thành phần và mức độ ô nhiễm nước thải chăn nuôi lợn trang trại

Thông số

Trước biogas

Sau biogas

QCVN 62-MT:2016/ BTNMT

 
 

Trung bình

Min-Max

Trung bình

Min-Max

Cột A

Cột B

 
 

pH

7,56

7,30-7,87

7,76

7,19-7,90

6,0 – 9,0

5,5 – 9,0

 

T0 (0C)

30,35

29-32

30,35

28,2-32,6

-

-

 

DO (mg/L)

0,00

0-0

0,08

0-0,60

-

-

 

COD (mg/L)

3587

860-4590

800

391-1792

100

300

 

TN (mg/L)

343

167-907

307

115-531

50

150

 

N-NH4+

(mg/L)

315

130- 870

289

110-506

-

-

 

TP (mg/L)

92,2

250-295

62,1

19-127

 

 

 

SS (mg/L)

2248

520-9520

1431

360-3280

50

150

 

Total Coliform

(MPN/100ml)

372.104

 

226.104

 

3000

5000

 

E.coli

(MPN/100ml)

169.104

 

135.104

 

-

-

 

Nguồn: Báo cáo tổng kết đề tài KC08.04/11-15

Bước 1: Nước thải chăn nuôi được thu gom dẫn về ngăn tiếp nhận. Tại ngăn tiếp nhận có đặt song chắn rác nhằm tránh hư hại bơm hoặc tắc nghẽn các công trình phía sau. Lượng rác vớt, tập trung xả thải hoặc đốt. Tại ngăn tiếp nhận có lắp bơm, bơm nước lên bể yếm khí.

Bước 2: Bể phân hủy kỵ khí là bộ phận quan trọng trong dây chuyền xử lý nước thải chăn nuôi. Tại đây xảy ra quá trình phân hủy các chất hữu cơ nhờ hoạt động của vi sinh vật kỵ khí sinh khí sinh học.

Bước 3 : Công nghệ sử dụng các chất có thể oxy hoá sinh hoá chủ yếu hoàn thành trong khi các Nitơ - Amonia sẽ chuyển thành Nitrat bởi quá trình nitrat hoá bằng các vi sinh vật Nitrifers và khử BOD bằng các vi sinh vật Carboneus, oxy được lấy nhờ tiếp xúc với không khí khi các đĩa quay quay với các phản ứng cơ bản sau :

Xử lý chất hữu cơ: Vi khuẩn hiếu khí dị dưỡng sử dụng các loại cacbon hữu cơ để tổng hợp nên tế bào, phản ứng diễn ra như sau:

CONS + O2 +(N,P) → CO2 + NH3 + C5H7NO2+ S

Song song với quá trình tổng hợp tế bào là quá trình phân hủy nội sinh:

C5H7NO2  + 5O2 →  5CO2 + NH3 + H2O + E

Xử lý N-NH4+: Hai loại vi khuẩn thực hiện kế tiếp nhau.

Quá trình khử Nitrat:

Nước sau quá trình xử lý sinh học tự chảy sang ngăn bơm trung chuyển. Từ ngăn trung chuyển, nước thải được bơm sang ngăn lọc. Các sinh khối được tạo ra trong quá trình xử lý sinh học sẽ được làm sạch theo phương thức lọc ngược sử dụng vật liệu lọc DHY-03. Sau quá trình xử lý sinh học nước thải sang ngăn tiếp xúc khử trùng và xả vào hệ thống thoát nước chung.

Chất lượng nước đạt được sau xử lý là cột B - theo Quy chuẩn Việt Nam QCVN 62-MT:2016/BTNMT.

Có thể bạn quan tâm