TÍNH CHẤT CỦA NƯỚC THẢI THUỘC DA Là loại nước thải rất độc hại có những tính chất đặc chưng sau : Mùi hôi thối, nồng độ COD, BOD, N, P và TSS cao Tỷ lệ BOD/COD lớn (>0,5) Đặc biệt hàm lượng Crôm 6+ rất cao và chứa nhiều dầu mỡ, nhũ tương rất khó lắng |
GIẢI PHÁP CÔNG NGHỆ
Bước 1: Nước thải thuộc da được chia làm 2 dòng thải : Dòng thải thứ nhất chứa nhiều Crôm 6+ : Được dẫn riêng về bể gom, tai đây nước được khấy trộn với Na2SO3 và H2SO4 để ổn định pH trong khoảng từ 2-4 tạo điều kiện xảy ra phản ứng khử Crôm6+ thành Crôm3+: Cr2O72- + 3S2- + 14H+ —> 2Cr3+ + 3S0 + 7H2O Để loại bỏ Cr3+, ta cần nâng pH nằm trong khoảng 8,5-9 để xảy ra phản ứng : Cr3+ + OH- —> Cr(OH)3 Crom hydroxit sẽ kết tủa và được giữ lại trong bể lắng lamen. Nước thải sau khi khử Crôm sẽ được dẫn về bể điều hòa để nhập dòng và xử lý chung. Dòng nước thải thứ hai: Được dẫn về điều hòa để diều hòa, tại đây nước được trộn đều để điều hòa lưu lượng và nồng độ chất thải. |
Bước 2: Từ bể điều hòa, nước thải được bơm lên bể tuyển nổi CAF để tách dầu mỡ và các chất rắn lơ lửng. Cặn lắng sẽ đi xuống ngăn thu và được xả cặn định kỳ.
Bước 3: Bể kỵ khí ABR gồm nhiều ngăn nối tiếp nhau, có tính chất như bể khuấy trộn. Trong các ngăn có sử dụng giá thể vi sinh DHY-01 nhằm tăng sinh khối của vi sinh, giảm thời gian lưu nước, từ đó giảm dung tích bể. Các vi sinh vật kỵ khí sẽ sử dụng chất hữu cơ (BOD) và chất dinh dưỡng (N, P) phân hủy chúng thành khí metan (CH4), CO2 và một số khí khác:
Chất hữu cơ + VSV ——–> CH4 + CO2 + H2 + NH3 + H2S + Tế bào mới
Bước 4: Thiết bị xử lý sinh học D-VIC (hoặc VIC) do công ty Vinse nghiên cứu và phát triển theo công nghệ mang vi sinh chuyển động (MBBR) kết hợp màng vi sinh dính bám (MBF), với vật liệu mang vi sinh DHY-01. Vật liệu mang này giúp cho các quá trình hiếu khí, thiếu khí, yếm khí xảy ra đồng thời. Đặc biệt công nghệ này sẽ giải quyết xử lý triệt để nitơ amoni thông qua quá trình nitrat hóa và khử nitrat theo cơ chế : Xử lý amoni :
Khử nitrat :
Nước sau xử lý đi qua ngăn khử trùng để tiêu diệt lượng vi sinh vật có hại, gây bệnh trước khi xả vào nguồn tiếp nhận theo Quy chuẩn QCVN 40:2011/BTNMT. |