CÔNG TY CỔ PHẦN XÂY DỰNG VÀ MÔI TRƯỜNG VIỆT NAM
XỬ LÝ NƯỚC THẢI GIẤY


Tính chất nước thải

Chứa phần lớn các chất hữu cơ hòa tan, hóa chất nấu và một phần sơ xợi.

Thành phần hữu cơ: Là lignin hòa tan vào dịch kiềm, sản phẩm phân hủy Hydratcacbon, axit hữu cơ,…

Thành phần vô cơ: Gồm những hóa chất nấu chủ yếu là kiềm Natrisunphat liên kết với các chất hữu cơ trong kiềm. Ngoài ra, còn có một phần nhỏ là NaOH, Na2S tự do, Na2CO3.

Ngoài ra còn có thêm hợp chất Clo hữu cơ được sản sinh trong công đoạn tẩy trắng và các phụ gia như: nhựa thông, phẩm màu… có trong quá trình nghiền bột và xeo giấy.

Thông thường nước thải chế biến giấy có nồng độ ô nhiễm BOD, COD, SS là tương đối cao và có thể gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến môi trường nếu xả thải trực tiếp ra môi trường.

 

STT

Thông số

Đơn vị

Kết quả phân tích

QCVN 12-MT:2015/

BTNMT, cột B

1

pH

-

5 – 9

5.5-9

2

COD

mgO2/l

3.000

200

3

BOD

mgO2/l

1.800

50

4

TSS (cặn lơ lửng)

mg/l

3.000 – 6.000

100

5

Độ màu

Pt-Co

-

150

6

Halogen hữu cơ dễ bị hấp thụ

mg/l

 

15

 

Bước 1: Nước thải từ các công đoạn xử lý được thu gom và dẫn về trạm xử lý nước thải tập trung, qua song chắn rác để loại bỏ cặn và rác thô, sau đó được lưu trong bể điều hòa. Bể điều hòa có tác dụng ổn định lưu lượng và nồng độ nước thải, đồng thời lắng sơ bộ cặn bẩn đầu vào, trước khi sang công trình xử lý sinh học.

Bước 2: Bể yếm khí ABR được thiêt kế với thời gian lưu nước từ 8 – 12h.Muốn tăng cường hiệu quả xử lý, và tăng thời gian lưu tế bào, bể yếm khí được bổ sung vật liệu mang vi sinh chuyển động chính là các quả cầu sinh học có chứa các giá thể mang vi sinh bằng xốp polyurethan.

Bước 3:Nước sau khi được xử lý yếm khí sẽ chuyển sang bể hiếu khí VIC. Tại bể này có bố trí thiết bị sục khí chìm, cung cấp oxi cho quá trình xử lý. Vi sinh vật hiếu khí làm nhiệm vụ oxi hóa các hợp chất hữu cơ (BOD) thành H2O và CO2, đồng thời tạo thành sinh khối (bùn). Cũng giống như bể yếm khí, ở bể này cũng được bổ sung các quả cầu sinh học để tăng cường hiệu quả xử lý. Hỗn hợp nước, cặn, và bùn sau khi ra khỏi bể hiếu khí được đưa sang bể lắng để làm sạch cơ học, loại bỏ sinh khối.

Nước sau lắng, được đưa sang bể phản ứng Fenton để khử màu. Tại đây diễn ra chuỗi phản ứng : châm H2SO4 để hạ pH = 2 – 4, sau đó bổ sung (H2O2 + FeSO4) để phản ứng khử màu diễn ra, cuối chu trình này cần châm dung dịch NaOH để nâng pH lên khoảng 6,5 – 7,5.

Hỗn hợp nước và cặn (cặn sinh ra từ quá trình khử màu) chuyển qua bể lọc ngược để loại bỏ cặn, sau đó được khử trùng trước khi xả ra nguồn tiếp nhận.

Cụm DHK – V2 được thiết kế hợp khối của 2 quá trình lắng tĩnh và lọc bằng vật liệu lọc nổi. Tính ưu việt của công trình là chế độ lọc không van, tự rửa, toàn bộ quá trình hoàn toàn tự động, không cần đến bơm rửa lọc. hỗn hợp bùn lắng và cặn khi rửa lọc được xả tĩnh định kỳ về bể chứa bùn.

Nước sau lọc được khử trùng trước khi xả ra nguồn tiếp nhận.

Bể chứa bùn cặn được thiết kế để bùn lắng, nước sau lắng được bơm về bể yếm khí ABR tiếp tục xử lý, bùn lắng được đưa lên máy ép bùn băng tải, tạo bánh bùn khô có thể mang đi chôp lấp hoặc sử dụng cho mục đích nông nghiệp

Có thể bạn quan tâm
Đối tác