CÔNG TY CỔ PHẦN XÂY DỰNG VÀ MÔI TRƯỜNG VIỆT NAM
XỬ LÝ NƯỚC THẢI BỆNH VIỆN

Tính chất của nước thải bệnh viện

Nước thải bao gồm nước thải sinh hoạt và nước thải phát sinh từ rất nhiều khâu khác nhau trong quá trình hoạt động của bệnh viện như: máu, dịch cơ thể, giặt quần áo bệnh nhân, khăn lau, chăn mền cho các giường bệnh, súc rửa các vật dụng y khoa, xét nghiệm, giải phẩu, sản nhi, vệ sinh, lau chùi làm sạch.

Đây là loại nước thải có chứa nhiều chất hữu cơ và các vi trùng gây bệnh.

Nồng độ BOD5, COD trong nước thải không cao, rất thích hợp cho quá trình xử lý sinh học.

Nguyên lý hoạt động của hệ thống xử lý:

Bước 1: Nước thải bệnh viện được thu gom dẫn về bể điều hòa. Trước khi vào bể điều hòa, nước thải qua thiết bị tách rác nhằm tránh hư hại bơm hoặc tắc nghẽn các công trình phía sau. Lượng rác thu được có thể được tập trung xả thải đúng quy định, hoặc đốt.

Bước 2: Nước thải từ bể điều hòa được bơm lên ngăn kị khí, tại đây quá trình phân hủy kỵ khí các chất hữu cơ là quá trình sinh hóa phức tạp tạo ra hàng trăm sản phẩm và phản ứng trung gian. Tuy nhiên, phương trình phản ứng sinh hóa trong điều kiện kỵ khí có thể biểu diễn đơn giản như sau:

    Chất hữucơ  + VSV ——–>  CH4 + CO2 + H2 + NH3 + H2S + Tế bào mới

Một cách tổng quát, quá trình phân hủy kỵ khí xảy ra theo 03 giai đoạn :

-    Giai đoạn 1 (Thủy phân): cắt mạch các hợp chất cao phân tử thành các chất hữu cơ đơn giản hơn như monosacarit, amono axit hoặc các muối pivurat khác.

-    Giai đoạn 2 (Acid hóa): chuyển hóa các chất hữu cơ đơn giản thành các loại axit hữu cơ thông trường như axit axetic hoặc glixerin, axetat,…

CH3CH2COOH + 2H2O → CH3COOH + CO2 + 3H2

Axit prifionic                        Axit axetic

CH3CH2CH2COOH + 2H2O → 2CH3COOH + 2H2

 Axit butiric                                 Axit axetic

-    Giai đoạn 3 (Acetate hóa): giai đoạn này chủ yếu dùng vi khuẩn lên men mêtan như Methanosarcina và Methanothrix, để chuyển hóa axit axetic và hyđro thành CH4 và CO2.

CH3COOH  → CO2  + CH4

CH3COO- + H2O  → CH4 + HCO3-

HCO3- + 4H2 → CH4 + OH- + 2H2O

Trong bể yếm khí có sử dụng vật liệu mang vi sinh DHY-02 với kích thước hạt 20x20x20 (mm)

Bước 3: Công nghệ sử dụng các chất có thể oxy hoá sinh hoá chủ yếu hoàn thành trong khi các Nitơ - Amonia sẽ chuyển thành Nitrat bởi quá trình nitrat hoá bằng các vi sinh vật Nitrifers và khử BOD bằng các vi sinh vật Carboneus, oxy được lấy nhờ tiếp xúc với không khí khi các đĩa quay quay.

Các sinh khối được tạo ra trong quá trình xử lý sinh học sẽ được làm sạch theo phương thức lọc ngược sử dụng vật liệu lọc DHY-03 có kích thước 2-3 mm. Phần bùn được xả vào ngăn chứa bùn, theo định kỳ bùn cặn được bơm hút xả thải theo đúng quy định.

Sau quá trình xử lý sinh học nước thải sang ngăn tiếp xúc khử trùng và xả vào hệ thống thoát nước chung.

Chất lượng nước đạt được sau xử lý là cột B - theo Quy chuẩn Việt Nam QCVN 28:2010/BTNMT- Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải sinh hoạt.

Có thể bạn quan tâm
Đối tác