CÔNG TY CỔ PHẦN XÂY DỰNG VÀ MÔI TRƯỜNG VIỆT NAM
TỔ HỢP DÂY CHUYỀN XỬ LÝ NƯỚC THẢI RỈ RÁC CHI PHÍ THẤP

Công ty cổ phần Xây dựng và Môi trường Việt Nam (VINSE) đã nghiên cứu và phát triển thành công dây chuyền công nghệ xử lý nước thải rỉ rác hợp lý, hiệu quả và chi phí vận hành thấp (<40.000 đồng/m3 )

Liên hệ ngay

NƯỚC THẢI RỈ RÁC

Là loại nước thải rất độc hại và khó xử lý vì (1) có nồng độ amoni, cặn lơ lửng và độ mầu, mùi cao; (2) tỷ lệ BOD/COD thấp (<0,5); (3) chất hữu cơ bên vững khó xử lý sinh học.

GIẢI PHÁP CÔNG NGHỆ

Bước 1: Nước thải được châm vôi để nâng pH >11,25 nhằm chuyển toàn bộ amoni thành khí amoniac hòa tan trong nước. Theo phương trình cân bằng : 

                               NH4+ + OH- →  NHá + H2O

Sau đó nước thải được bơm vào tháp stripping từ trên xuống và quạt gió thổi ngược từ dưới lên, mục đích là loại bỏ khí NH3. Giai đoạn này xử lý được 70% hàm lượng amoni có trong nước thải.

Bước 2: Thiết bị xử lý sinh học D-VIC hoặc C-VIC do công ty Vinse nghiên cứu và phát triển theo công nghệ mang vi sinh chuyển động (MBBR) kết hợp màng vi sinh dính bám (MBF), với vật liệu mang vi sinh DHY-01. Vật liệu mang này giúp cho các quá trình hiếu khí, thiếu khí, yếm khí xẩy ra đồng thời. Đặc biệt công nghệ này sẽ giải quyết xử lý triệt để nitơ amoni thông qua quá trình nitrat hóa và khử nitrat theo cơ chế :

Xử lý amoni :

NH­4+  +  1,5O2  NO2+ 2H+  + H2O

                       NO2-  +  0,5ONO3-

                       NH­4+  +  2O    →  NO3-  + 2H+   + H2O

Khử  nitrat  :

      NO3- + CH3OH + H2CO C5H7O2N + N2 + H2O + HCO3

Bước 3: Bể Fenton 2 bậc sử dụng các chất oxy hóa mạnh để oxy hóa các chất mang màu và chất ô nhiễm khó phân hủy.

                               Fe2+ + H2O2 → Fe3+ + H2O + CO2   

Sau khi xảy ra quá trình oxi hóa cần nâng pH dung dịch lên >7 để thực hiện kết tủa Fe3+ mới hình thành 

                               Fe3+ + 3OH- → Fe(OH)3 â   

Kết tủa Fe(OH)3 mới hình thành sẽ thực hiện các cơ chế keo tụ, đông tụ, hấp phụ một phần các chất hữu cơ chủ yếu là các chất hữu cơ cao phân tử

Bước 4 : Nước sau xử lý được làm sạch bằng bể lọc tự rửa DHK. Sau đó được khử trùng bằng clo hoặc nước javen để tiêu diệt vi sinh vật gây bệnh trước khi thải ra môi trường.

DÂY CHUYỀN CÔNG NGHỆ

 

Có thể bạn quan tâm